[Chia Sẻ] Đến Ethiopia Trải Nghiệm Những Phương Pháp Tập Luyện Chưa Từng Có Ở Đời Thường

Thanh Hai
Đăng ngày 26/05/2022
646 Lượt xem
0 Người yêu thích
Thêm vào yêu thích

Tập luyện để có được một kết quả như mong muốn luôn là điều mà mỗi runner luôn kỳ vọng, song rất khó có một kiểu “phương pháp tập luyện chuẩn” có thể áp dụng cho tất cả mọi người, chẳng hạn như các elite marathon của Nhật Bản có phương pháp tập luyện hoàn toàn khác biệt so với các chân chạy đẳng cấp Bắc Mỹ, nếu không thì vì sao một số VĐV lại sang nước ngoài để tập luyện? Và những kế hoạch tập luyện ở nhiều nước lại khác rất xa với “phương pháp Kenya”, đó là lý do tại sao bạn thường nghe rằng nhiều runner khắp nơi trên thế giới đổ xô về trị trấn Iten để khổ luyện một thời gian trước khi bước vào tranh tài?

Trong trường hợp không thiết lập bất kỳ tiền đề nào, rất khó có thể xác định rằng phương pháp tập luyện nào là tốt nhất, bởi mỗi vùng, mỗi khu vực đều có những phương pháp “mài dũa” sức bền và tốc độ khác nhau. Và ngoài Kenya ra, một trong những quốc gia châu Phi được xem là “lò đào tạo” vô số đương kim vô địch chạy đường dài nổi bậc đó là Ethiopia.

(Ảnh: Running Biji)

Về mặt tiếng tăm, những thông tin về Ethiopia trong làng chạy bộ dường như ít hơn nhiều so với Kenya. Một mặt, do Kenya từng là thuộc địa của nước Anh, nên người dân Kenya đa phần đều hiểu và nói tiếng Anh, còn ở Ethiopia thì tiếng Anh không thông dụng lắm, nên bất lợi về mặt ngôn ngữ giao tiếp; mặc khác, tình hình chính phủ nội cát của Ethiopia không ổn định, khiến cho nhiều người e ngại đến việc tìm hiểu những bí kíp của quốc gia có nền văn hóa chạy đường trường tuyệt vời này.

Tuy nhiên, vẫn có một số runner hiếu kỳ đã tìm đến “lò luyện đan” Ethiopia, thậm chí họ còn định cư hẳn ở đây, mỗi ngày tham gia tập luyện cùng với runner địa phương, ăn ở cùng họ. Từ đó, họ phát hiện ra cách tập luyện vô cùng “độc lạ” của các runner địa phương như sau:

1. Lối sống "lạ thường"

Bekoji, một thị trấn nhỏ ở khu vực phía Nam thủ đô Addis Ababa của Ethiopia, được ví như trại tập huấn Iten của Kenya. Nơi đây từng đào tạo ra vài chục chân chạy elite mang tầm cỡ quốc tế, trong đó cái tên quen thuộc nhất với chúng ta là Kenenisa Bekele.

Những runner “ngoại quốc” lần đầu tiên đến với trại tập huấn này đều phải đối mặt với thử thách vô cùng bất thường: Sáng 5 giờ, họ thường bị đội ngũ bỏ lại bên lề đường “coroconch”. “Coroconch” là một từ trong ngôn ngữ Amharic, có nghĩa là “con đường gồ ghề”, đây là một từ tượng thanh, có nguồn gốc từ âm thanh phát ra khi chân chạy trên mặt đường đầy đá sỏi vụn. Bài tập này không những có thể giúp người tập thích nghi với tình trạng xấu của mặt đường, đồng thời sự ngoằn ngoèo của đường chạy cũng khiến chúng ta khó có thể lường trước những biến đổi của môi trường xung quanh.

(Ảnh: Running Biji)

Điều mà các runner Ethiopia quan tâm nhất trong những buổi tập chạy đó là “đi chạy ở đâu”, đây là sự khác biệt lớn nhất giữa họ và những runner bình thường. Và buổi tập của họ thường được chia ra làm 3 phần, mỗi phần đều được tiến hành ở những môi trường tập luyện khác nhau.

Một runner tận dụng các thân cây trong rừng như thiết bị hỗ trợ tập luyện. (Ảnh: Running Biji)

Kế đến là phần “chạy coroconch” được nhắc đến ở phía trên. Đây là phần tập chạy trên mặt đường đầy đá sỏi vụn, với mục đích cải thiện và nâng cao cơ bắp ở chân, và cuối cùng chuyển sang tập luyện tốc độ trên đường nhựa.

Mục đích của các quá trình tập luyện trên chủ yếu là giúp VĐV thích nghi với các điều kiện đường chạy khác nhau, thích nghi các cường độ tập và từ từ nâng cao sự tiến bộ của họ. Và chính nội dung tập luyện “thiên biến vạn hóa” đó có thể thấy được đặc điểm của người Ethiopia khi tập chạy đường dài: họ không thích những điều khô khan và lặp đi lặp lại, mà hy vọng nội dung tập thú vị hơn, và có thể mang đầy tính kích thích, thậm chí, chạy tùy thích, chạy theo ý muốn nhiều hơn.

Các vận động viên tận dụng thời gian trống trong buổi tập để nghỉ ngơi giữa khu rừng. (Ảnh: Running Biji)

Khi các runner nước ngoài đến tham gia tập luyện ở đây sẽ lập tức trải nghiệm những lịch trình chưa bao giờ thấy, chẳng hạn như bị đánh thức vào lúc 2 giờ sáng chạy đường núi, hay các vận động viên nơi đây chưa từng lên kế hoạch chạy trên một cung đường bằng phẳng và thoải mái, mà họ luôn tùy ý mở ra những cung đường chạy có độ khó cao hơn như chạy xuyên rừng hay chạy lên núi; hoặc cũng có thể tuần trước bạn mới vừa làm quen với con đường chạy này, tuần này nhóm sẽ dẫn bạn lên một nơi chưa hề lui tới.

Và một điểm rất đặc biệt nữa đó là HLV yêu cầu toàn bộ VĐV phải bắt kịp nhịp điệu của cả nhóm, thậm chí mỗi bước chạy đều phải “đồng bộ”, cho dù bạn là người mới hay là khách mời đến tham gia tập huấn. “Việc chạy một mình chỉ có thể duy trì sức khỏe của bạn, nếu muốn tiến bộ, buộc phải tập luyện cùng người khác, thích nghi với tốc độ của họ. Mọi bài tập đều có tính linh hoạt cực cao, nhưng lại đòi hỏi tính kỷ luật tuyệt đối, đây chính là điểm đặc sắc trong việc bồi dưỡng nhân tài của quốc gia này.

(Ảnh: Running Biji)

Xét về mặt “cường độ tập luyện”, tiêu chuẩn tập huấn của Bekoji khá khác biệt, chẳng hạn đối với chạy thả lỏng, nhiều người cho rằng tốc độ chạy của bài tập tập này sẽ tương đối chậm hơn so với các cự ly ngắn hơn; song, ở Bekoji, bài chạy thả lỏng sẽ bắt đầu với tốc độ chậm như người đi bộ, tầm khoảng 8 phút/km, sau 1-2km sẽ bắt đầu tăng tốc, đôi khi đến dưới 4 phút, và đến những cây số cuối cùng sẽ kéo tốc độ lên cao nhất có thể. Mặc dù nói rằng đây là “bài chạy thả lỏng”, nhưng không hề có một VĐV nào rớt lại ở phía sau, bởi không ai được phép bỏ cuộc.

Bài “chạy thả lỏng” ở Ethiopia khắc nghiệt hơn chúng ta thường nghĩ. (Ảnh: Running Biji)

 

2. Tư tưởng triết học "lạ đời"

Ở một nơi không khí lan tỏa khắp quốc gia như Ethiopia, khỏi phải nói cũng sẽ tồn tại một nền văn hóa chạy bộ đặc biệt. Các runner nội địa không hề hiểu cái gì gọi là “triết học chạy bộ”, họ cho rằng chạy bộ mặc dù là một thể thao đầy diệu kỳ, khó có thể diễn tả và đút kết. Tuy nhiên, đối với người đến từ nơi khác, họ sẽ luôn cảm nhận được luồng tinh thần chạy bộ mới ở các runner Ethiopia này.

Trước tiên, cuộc sống của các VĐV nơi đây vô cùng đơn thuần, ngoài tập luyện ra thì thời gian còn lại là nghỉ ngơi. Những thói quen của runner ngoại quốc sau thời gian tập luyện như viết nhật ký, đọc sách, học tập ngôn ngữ địa phương đều làm cho họ phải nhăn nhó, bởi đối với họ tình yêu dành cho chạy bộ là trên hết, họ thường hay dùng từ “gobez” để diễn tả “mức độ tập trung”, runner Ethiopia cho rằng chỉ có đủ sức tập trung cho chạy bộ thì bạn mới có thể sở hữu nền tảng cơ bản của thành công.

Những runner thông thường của Ethiopia chỉ có một đôi giày, do đó họ thường có thói quen giặt giày ngay sau khi tập luyện tại các con suối. Giày rách vẫn không nỡ vứt đi. (Ảnh: Running Biji)

Cả thế giới đều đang trên đường nghiên cứu bí quyết chạy đường dài của người Kenya và Ethiopia. Nhiều luận chứng cho rằng họ có sự thiên phú về mặt sinh lý, có sự ưu việt về mặt thể lực. Song đối với người dân Ethiopia, họ chỉ tin cái được gọi là “thích nghi”, họ cho rằng không cần biết bạn là ai, đến từ đâu, chỉ cần thích nghi hoàn cảnh tập luyện ở đây, học cách nghỉ ngơi là đều có thể trở thành VĐV đẳng cấp thế giới. Hay nói cách khác, so với việc chứng tỏ năng lực cá nhân, người Ethiopia thích mang “sự tiến bộ” đưa vào thói quen chia sẻ tập thể hơn.

(Ảnh: Running Biji)

Người Ethiopia không cho rằng tập chạy là sự tập luyện gian khổ, mà họ xem chạy bộ như một công việc bình thường, họ luôn kiên trì theo đuổi mục tiêu, kiên nhẫn, nghe lời huấn luyện viên và xây dựng niềm tin giữa các cá nhân với nhau.

Có người cho biết các elite chạy bộ Ethiopia có cá tính thẳng thắn, sáng tạo và mạo hiểm hơn so với các runner ở nhiều nơi khác. Chính đặc tính này đã giúp họ linh hoạt trong tập luyện và thi đấu, và đây cũng trở thành nét hấp dẫn tuyệt vời ở dàn elite đầy thực lực nơi đây.


3. Sự biến đổi “bất biến”

Sau khi tìm hiểu về một số lối sống và thói quen của các runner Ethiopia, bạn đừng vội làm theo họ, mà phải nghiên cứu những nghiên lý nằm phía sau các bài tập của họ nhé!

Chẳng hạn như tại sao phải thay đổi môi trường tập luyện? Bởi runner Ethiopia rât thích hai từ “thích nghi”, từ đường rừng, đường đá sỏi gồ ghề cho đến đường nhựa, thực ra thì đây là sự thiết kế về quá trình tiến bộ dần dần trong tập luyện. Và vì sao phải khiến cho việc chạy bộ trở nên “linh động” và khó lường trước hơn? Điểm mấu chốt ở đây đó là áp dụng sự biến hóa để tạo nên thú vui, khiến cho mỗi buổi tập là một buổi tận hưởng, mỗi buổi tập tràn đầy sự khích lệ. Một khi bạn tận hưởng chạy bộ, thì bạn sẽ cảm thấy buổi chạy như một cuộc buổi ngao du thú vị.

(Ảnh: Running Biji)

“Vạn biến bất ly tính chất của nó”, mỗi phương pháp tập luyện đều có một nguyên tắc của nó, phương pháp chỉ là cái sườn chính, điều mà bạn phải làm đó là dựa trên những khác biệt của mình về mặt tâm sinh lý để chọn cho mình một cách tập luyện tốt nhất, cũng như người Ethiopia có câu: “Phải biết biến đổi, nhưng cũng phải biết cách thích nghi với nó.”


Theo Running Biji